1000&530;100&100
Kênh xúc tiến thương mại hiệu quả
Kênh xúc tiến thương mại hiệu quả
25/10/2015 01:13
Thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành công cụ không thể thiếu đối với doanh nghiệp (DN) trong mở rộng kinh doanh và giao dịch trực tuyến. Thông qua TMĐT, nhiều DN Việt Nam tìm được chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm.


Giao dịch tăng mạnh nhờ thương mại điện tử

Tại buổi gặp gỡ hội viên với chủ đề “Thương mại điện tử: Con đường mới cho xuất khẩu” do Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) tổ chức mới đây, ông Trần Đình Toản - Phó Tổng giám đốc Công ty OSB (Đại lý ủy quyền chính thức của Tập đoàn Alibaba tại Việt Nam) - cho biết: Hiện nay, nhiều DN đã chủ động phát triển TMĐT để có thêm những hợp đồng mới, đưa sản phẩm ra thị trường. Câu chuyện sản phẩm cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) là ví dụ điển hình. Trước kia, cá kho chỉ là sản phẩm làng nghề, tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh. Từ khi đưa sản phẩm lên mạng Internet, doanh số tăng theo cấp số nhân và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hàng tấn cá kho làng Vũ Đại được bán mỗi năm nhờ Internet.

Từ năm 2013 tới nay, sản phẩm Cao Sao Vàng “bật dậy” trở lại thị trường quốc tế. Sản phẩm luôn “cháy” hàng tại website bán hàng trực tuyến nổi tiếng như: eBay hay Amazon hay các gian hàng dược phẩm online ở nhiều nước trên thế giới. Dù giá bán trên Amazon là 8,39 USD/sản phẩm, đắt gấp nhiều lần giá bán nội địa (khoảng 8 nghìn đồng/sản phẩm) nhưng vẫn được khách hàng ưa chuộng

Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - Giám đốc Công ty Hải sản An toàn (Safe Seafood) - chia sẻ: Sau 7 năm sử dụng công cụ giao thương hữu hiệu trên trang bán hàng trực tuyến Alibaba, hiện nay, hàng tháng, chúng tôi nhận được 150 thư hỏi hàng, 5% trong số đó trở thành đơn hàng thực sự. Tính tới thời điểm hiện tại, 80% doanh thu của chúng tôi là từ Alibaba.

Phát huy lợi thế

Theo ông Trần Đình Toản, trung bình mỗi ngày trên Alibaba.com nhận được khoảng 15.695 yêu cầu chào mua từ nhà nhập khẩu. Trong đó, yêu cầu nhiều nhất là về mặt hàng: Thực phẩm – đồ uống, nông sản, vật liệu xây dựng, dệt may – da giày, hàng thủ công mỹ nghệ… Đây cũng là những mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế. Từ trang bán hàng trực tuyến này, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, châu Âu, Ấn Độ, Úc…

Theo VECOM, xu hướng mua bán online hiện đang chiếm ưu thế. Vì vậy, DN cần đổi mới công nghệ, tiếp cận marketing trực tuyến thông qua sàn giao dịch TMĐT. Tuy nhiên, điều khó nhất của DN Việt Nam tham gia TMĐT là uy tín và chất lượng sản phẩm. Do đó, khi giao dịch TMĐT, DN cần chọn lựa những trang bán hàng trực tuyến uy tín, có hệ thống kiểm tra về nguồn khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phan Đức Tâm - Công ty Dịch thuật toàn cầu Expertrans – bổ sung: Với tính đa dạng hóa thị trường hiện nay, dùng phương tiện trực tuyến nhưng DN cũng phải kết hợp sử dụng ngôn ngữ phù hợp để khách hàng trên thế giới biết tới sản phẩm. Theo thống kê, khả năng quyết định mua hàng có thể tăng gấp 4 lần nếu khách hàng tham khảo sản phẩm trên một website sử dụng ngôn ngữ bản địa.

Hiện nay, gần 1/3 người dân Việt Nam và 40% dân số thế giới sử dụng Internet. Do đó, DN nên quan tâm đến TMĐT, xem đây là kênh xúc tiến thương mại chủ lực để tăng thêm cơ hội tiếp xúc với khách hàng tiềm năng.

(Nguồn: http://baocongthuong.com.vn/)
Doanh nghiệp tiêu biểu
Đăng ký nhận tin

Mã bảo vệ:     +     =  
Nhập địa chỉ email Email không hợp lệ Email này đã tồn tại Nhập mã bảo vệ Mã bảo vệ không đúng Đang gửi... Gửi thành công! Gửi thất bại!
Tỷ giá vàng
LoạiMuaBán
( Nguồn )
Tỷ giá ngoại tệ
Loại Giá
( Nguồn )
 
>